Tại những công trình xây dựng đã qua nhiều năm sử dụng hay một số trường hợp đặc biệt là những công trình mới được đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn cũng gặp phải trường hợp xuất hiện những vết nứt trên trần nhà do lúc thi công công trình ngay từ đầu đã không thực hiện chống thấm. Về lâu dài, đây là trường hợp có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người sinh hoạt bên dưới công trình đó và từ những vết nứt gãy này, nước có thể thấm dột qua trần và có thể gây ảnh hưởng trên diện rộng. Vậy phương pháp nào khắc phục, xử lý nứt trần bị nứt và giải quyết dứt điểm tình trạng thấm dột.

[Hình: chong-tham-dot-mua-mua-21.jpg]

Để chông thấm trần bị nứt đạt hiệu quả thì việc trước tiên là cần tìm ra nguyên nhân gây ra hiện tượng này:

– Một trong những nguyên nhân khách quan và khá phổ biến gây ra hiện tượng trần nhà bị nứt là do địa chất khu vực xây dựng có sự lún sụt không đồng đều. Qua thời gian sẽ tạo nên những vết nứt và ngày càng lớn tại trần nhà và nhiều hạng mục khác.

– Khi thi công, loại bê tông của công trình không đạt tiêu chuẩn, trộn không đều hoặc sử dụng nhiều loại xi măng khác nhau gây ra độ co ngót không giống nhau và tạo nên những vết nứt.

– Chất lượng nguyên vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn.

– Do vấn đề chông thấm dột trần không được quan tâm đúng mức, bỏ qua không thi công. Dưới sự ảnh hưởng của thời tiết, lâu ngày sẽ xuất hiện những vết nứt và gây thấm dột tại trần nhà.

Để khắc phục chống thấm trần nhà sao cho hiệu quả và tiết kiệm, kế tiếp phải xác định cụ thể là trần nhà bị nứt trên bề mặt lớp vữa hay nứt sâu bên trong kết cấu bê tông. Đối với trường hợp nứt chỉ trên bề mặt tô vữa, vết nứt gần như sẽ không phát triển thêm, chỉ làm ngôi nhà bị xấu đi và cách khắc phục cũng đơn giản. Trường hợp xử lý nứt trần sâu bên trong kết cấu và chông thấm dột trần cần tiến hành qua các bước như sau:

– Xử lý nứt trần khu vực bề mặt và tại vị trí các vết nứt. Đối với các vết nứt lớn cần đục hình chữ V với chiều sâu khoảng 1,5cm, đối với các vết nứt lớn cần vệ sinh sạch sẽ trong khe nứt để tạo độ bám cho lớp chống thấm thi công giai đoạn sau.
Dùng các loại dụng cụ như chổi sắt, máy hút, thổi bụi, vệ sinh sạch sẽ bề mặt khu vực cần thi công xử lý nứt trần và chống thấm.

– Tùy theo loại vật liệu chông thấm dột trần được lựa chọn theo mong muốn của khách hàng mà có những phương án thi công khác nhau. Có thể áp dụng một số loại vật liệu chống thấm thông dụng sau: Bơm keo Epoxy, thanh trương nở, vật liệu chống thấm active có khả năng trám bít các nơi bị co ngót,…

[Hình: mang-kho.JPG]

Việc chống thấm trần nhà và xử lý trần nhà bị nứt cần làm ngay để tạo tâm lý an tâm cho người trực tiếp sinh hoạt và làm việc tại công trình đó, tránh tình trạng thấm dột lâu ngày sẽ gây hậu quả nặng nề hơn cho công trình và con người. Để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thấm dột và xử trí nứt trần hiệu quả, quý khách hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất

CÔNG TY TNHH CHỐNG THẤM THUẬN LỘC
123/5D Lê Văn Thọ – P.11 – Q. Gò Vấp – TP.HCM
Điện Thoại: 08.399 65 801 – 08.35 89 4219
Fax: 08. 399 65 801
Web: thuanloc.vn
Email: chongthamthuanloc@yahoo.com